11 lỗi thường gặp ở bếp từ có những lỗi bạn có thể khắc phục ngay tại nhà mà không cần đến thợ sửa chữa. Dưới đây là tổng hợp tất cả các cảnh báo lỗi của bếp từ khi sử dụng mà bạn cần biết.
Bếp từ báo lỗi E0 hiện trên đèn báo.
Khi bạn đặt nồi lên và bật bếp thì bếp từ chạy nhưng nổi thông báo E0 và kếu tít tít. Đây là lỗi do nồi của bạn không phù hợp để đun với bếp từ, hoặc do diện tích đáy nồi quá nhỏ. Với các nồi có diện tích đáy bé hơn 1/2 diện tích của mặt nấu bếp từ, sẽ có thông báo lỗi E0 này.
Để khắc phục lỗi E0 rất đơn giản, bạn chỉ cần thay 1 nồi chuyên dùng cho bếp từ. Vày hãy chú ý đáy nồi ấy nên to hơn 1/2 diện tích mặt nấu của bếp. Chú ý khi mua nồi, hãy chọn loại nồi có đáy sử dụng được với bếp từ để tránh gặp trường hợp lỗi E0 này xảy ra.
Bếp từ báo lỗi E1 khi đang nấu trên đèn báo.
Bạn đang nấu nướng bình thường, thì bếp từ ngắt không chạy. Bảng hiển thị của bếp từ hiện thông báo lỗi có mã E1. Mã lỗi E1 là mã lỗi hiện lên khi bếp từ bị quá nhiệt. Khi bạn nấu quá lâu với công suất lớn, hệ thống quạt làm mát không làm mát kịp hoặc bị hỏng. Điều này khiến cho nhiệt độ trong lòng bếp lên quá cao, cảm biến nhiệt sẽ ngắt bếp. Thông báo lỗi E1 của bếp từ sẽ được hiện lên trên mà hình thông báo.
Các khắc phục lỗi E1 của bếp từ bạn nên tắt bếp ngay. Chú ý chỉ tắt bếp chứ không rút nguồn điện. Hãy để điện để cho quạt làm mát của bếp từ chạy tiếp tục. Sau 1 khoảng thời gian làm mát, quạt tự tắt và bếp từ sẽ tiếp tục sử dụng bình thường. Mã lỗi E1 của bếp từ thường gặp khi quạt của bếp bẩn, hoặc yếu. Hãy chú ý vệ sinh phần ngoài của quạt bếp từ thường xuyên.
Mã lỗi E2 của bếp từ khi sử dụng.
Mã lỗi E2 của bếp từ là lỗi cảnh báo xảy ra khi điện nguồn vào quá mạnh. Có thể do lý do nào đó, nguồn điện đầu vào bị tăng mạnh đột ngột. Điều này sẽ khiến cảnh báo lỗi E2 của bếp từ hiện lên. Bếp lúc này cũng sẽ không hoạt động. Cảnh báo lỗi E2 trên bếp từ rất hiếm khi gặp, tuy nhiên vẫn xảy ra.
Khắc phục: Để không bao giờ có lỗi này, gia đình quý vị nên sử dụng 1 bộ ổn áp để ổn định nguồn điện. Thông thường tại Việt Nam các sản phẩm đều dùng điện 220V. Nếu quý vị dùng sản phẩm bếp từ Nhật nội địa, thì cần bộ ổn áp đầu ra 110V.
Mã lỗi E3 của bếp từ khi sử dụng.
Trái ngược với cảnh báo lỗi E2 là báo lỗi E3 của bếp từ. Đây là lỗi cảnh báo nguồn điện đầu vào quá thấp. Lỗi này thường xuyên xảy ra với các gia đình ở nơi có nguồn điện yếu, không ổn định. Bếp từ là sản phẩm có công suất cao, đòi hỏi nguồn điện thật ổn định và mạnh.
Các khắc phục của lỗi E3 trên bếp từ : Dùng ổn áp để nguồn điện luôn ổn định. Xem chi tiết tại ĐÂY
Mã lỗi E4 của bếp từ kèm theo tiếng kêu bíp bíp.
Mã lỗi E4 của bếp từ là cảnh báo nhiệt độ trên mặt bếp, hoặc trên nồi nấu quá cao. Đây cũng là một mã cảnh báo về nhiệt độ giống như mã lỗi E1. Tùy thuộc vào từng loại bếp mà tần xuất lỗi này khác nhau. Cảm biến nhiệt của các bếp từ quyết định mã lỗi E4 này của bếp từ. Mỗi hãng bếp lại lập trình cho cảm biến một nhiệt độ cảnh báo khác nhau.
Các khắc phục lỗi E4 của bếp từ: Tắt nguồn bếp, nhưng không rút điện. Hãy để cho quạt làm mát, và môi trường làm nguội bếp sau đó tự ngắt là dùng được bình thường.
Mã lỗi E5 của bếp từ khi đang sử dụng.
Mã lỗi E5 là mã lỗi cảnh báo con cảm biết nhiệt của bếp bị quá nhiệt. Cũng giống như mã lỗi E4 và E1, mã lỗi E5 khắc phục chỉ cần để bếp làm mát là dùng được.
Mã lỗi E6 của bếp từ kèm theo tiếng bip nhanh.
Đây là mã lỗi cảnh báo con cảm biến nhiệt của bạn đang có vấn đề. Cảm biết nhiệt của bếp có thể bị lỏng, bị hỏng.
Khi bị báo lỗi này, bếp từ cần được làm nguội ngay, tắt bếp, làm thông thoáng xung quanh bếp, chỉ khi nào bếp nguội bạn mới được nấu ăn tiếp. Nếu cảm biến của bếp đã bị cháy, hãy thay cảm biến mới ngay kẻo hỏng hết cả bếp.
Bếp từ hiển thị mã lỗi EF trên đèn báo.
Đây là mã lỗi thể hiện mặt bếp đang bị ướt, khiến bếp không thể làm nóng nồi. Các khắc phục lỗi EF rất đơn giản, hãy lấy khăn lau khô đi mặt bếp là có thể sử dụng bình thường.
Mã lỗi AD của bếp từ.
Nếu bếp từ đang dùng cảnh báo mã lỗi AD, hãy kiểm tra lại độ phẳng của đáy nồi. Đây là lôi cảnh báo đáy nồi nấu không bằng phẳng. Hãy kiểm tra nếu có vật cản, hãy loại bỏ nó kèm theo lau sạch bề mặt bếp và đáy nồi; nếu đáy nồi không bằng phẳng, hãy thay nồi mới phù hợp hơn.
Bếp từ cắm nhưng bất không lên điện là lỗi gì?
Nếu bếp nhà bạn cắm điện, nhưng bật không thấy lên điện hãy kiểm tra một số trường hợp sau:
- Kiểm tra xem điện lưới có điện hay không.
- Kiểm tra xem phần ổ cắm điện bạn đang cắm bếp có bị hỏng không.
- Kiểm tra xem phần dây nguồn đầu vào có bị hỏng, đứt chỗ nào không.
Nếu kiểm tra tất cả rồi mà không phát hiện ra lỗi gì, bạn nên mang đến cơ sở bảo hành sửa chữa. Tuyệt đối không tự mở ra sửa chữa các thành phần mạch điện, tụ điện, cảm biến bên trong nếu không có kiến thức về điện tử.
Lỗi quạt làm mát không chạy khi bếp hoạt động.
Quạt làm mát luôn luôn chạy khi bếp hoạt động. Tác dụng của nó là làm mát bếp, đảm bảo an toàn cho các linh kiện điện tử bên trong khung bếp. Nếu quạt làm mát của bếp từ không chạy khi bếp hoạt động. Hãy tắt ngay bếp đi không sử dụng, mang bếp ngay đến các cơ sở bào hành sửa chữa.
Nếu quạt làm mát hỏng mà bạn vẫn cố tình sử dụng, đôi khi sẽ làm hỏng bếp. Thông thường bếp sẽ tắt sau 1-2 phút bật mà quạt làm mát không chạy.